UBND TỈNH THÁI BÌNH
HIỆP HỘI DN TỈNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do – Hạnh Phúc

QUY CHẾ TÀI CHÍNH
CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP THÁI BÌNH, NHIỆM KỲ 2017 – 2022
(Ban hành theo Quyết định số 05/QĐ-HHDN, ngày 12 tháng 6 năm 2018
của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình)

Chương I
NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình (dưới đây gọi tắt là Hiệp Hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ về tài chính, tự cân đối thu – chi trên cơ sở hội phí, lệ phí do hội viên đóng góp và các nguồn thu hợp pháp. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng.

Điều 2. Năm tài chính của Hiệp hội bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Điều 3. Việc quản lý tài chính của Hiệp hội tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế này.

Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THẾ

Mục 1. CÁC KHOẢN THU
Điều 4. Nguồn thu của Hiệp hội bao gổm các khoản sau.
– Hội phí hàng năm do các hội viên đóng góp.
– Lệ phí gia nhập Hiệp hội.
– Cảc khoản tự nguyện đóng góp ngoài hội phí của hội viên;
– Cảc khoản hỗ trợ từ ngân sách, từ xúc tiến thương mại của Nhà nước;
– Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
– Thu lãi tiền gửi ngàn hàng;
– Thu từ các hoạt động của Hiệp hội tạo ra: cung cấp dịch vụ, thông tin, tư vấn…
– Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều 5. Hội phí là nguồn thu cơ bản của Hiệp hội do hội viên đóng góp. Mức thu hội phí cụ thể do Ban chấp hành quyết định trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội.
Mức thu hội phí đối với hội viên chính thức: 1 triệu đồng/hội viên.
Thời gian đóng hội phí: hội phí hàng năm được đóng trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Hiệp hội thông báo mức hội phí.
Điều 6. Mức thu lệ phí gia nhập Hiệp hội.
Đối với hội viên (chính thức hoặc liên kết): 1 triệu đồng/hội viên.
Đối với hội viên danh dự: không đóng lệ phí gia nhập.
Lệ phí gia nhập được đóng trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Hiệp hội thông báo quyết định chấp nhận đơn đăng ký gia nhập Hiệp hội.
Lệ phí gia nhập có thể điều chỉnh theo quyết định của Ban Chấp hành trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội hoặc Hội nghị hội viên hàng năm.

Mục 2. CÁC KHOẢN CHI.
Điều 7. Các khoản chi bao gồm.
1. Chi cho hoạt động thường xuyên của Hiệp hội:
– Lương, phụ cấp, các chế độ bảo hiểm của các cán bộ làm việc thường xuyên tại Hiệp hội: do Thường trực Hiệp hội thảo luận quyết định trên cơ sở vận dụng theo các quy định của Nhà nước.
– Tiền lễ, tết cho cán bộ nhân viên Văn phòng Hiệp hội: 500 nghìn đồng/người, Tết âm lịch 01 tháng lương.
– Chi đối ngoại gồm các đối tượng Trung ương, lãnh đạo tỉnh, các sở ngành huyện, thành phố:
+ Chúc mừng các sự kiện: 01 lẵng hoa trị giá 500.000 đồng
+ Việc hiếu: 500.000 đồng và 01 vòng hoa trị giá 300.000 đến 500.000 đồng (trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hiệp hội quyết định).
– Chi đối ngoại, đối tượng là Hiệp hội, Hội doanh nghiệp tỉnh bạn:
+ Chúc mừng các sự kiện: 01 lẵng hoa 500.000 đồng hoặc Quà bằng hiện vật trị giá 1 triệu đồng.
+ Việc hiếu: 500.000 đồng và 01 vòng hoa trị giá 300.000 đến 500.000 đồng.
– Chi đối tượng là thành viên Hiệp hội: bản thân hội viên, tứ thân phụ mẫu (trường hợp đặc biệt do Chủ tịch Hiệp hội quyết định) gồm các mức chi:
+ Chúc mừng ngày truyền thống, các sự kiện khởi công, khánh thành dự án: 01 lẵng hoa trị giá 500.000 đồng.
+ Thăm hỏi ốm đau: 1.000.000 đồng (gồm tiền và quà);
+ Việc hiếu: 500.000 đồng và 01 vòng hoa trị giá 300.000 đến 500.000 đồng.
– Công tác phí trong và ngoài nước của lãnh đạo Hiệp hội: theo chế độ do BTC quy định.
– Phụ cấp hội họp cho Ban Chấp hành và công tác phí cho các Ủy viên Ban Chấp hành: Không chi bằng tiền, trường hợp tổ chức sinh hoạt sau hội họp do Thường trực Hiệp hội quyết định bằng nguồn của Hiệp hội hoặc do doanh nghiệp mời.
– Thù lao cộng tác viên, chuyên gia, các Ban, tiểu ban: theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Chi phí tổ chức Đại hội, Hội nghị hội viên: có kế hoạch riêng khi tổ chức ĐH.
– Tổ chức và tham gia hội nghị hội thảo, đào tạo chuyên ngành cho hội viên: theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Hoạt động thông tin: mua tạp chí, sách, thông tin, thiết kế và vận hành website, xây dựng bản tin thường kỳ và chuyên đề, thông tin trên báo, đài, điều tra thu thập tư liệu… : theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Chi trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm tài sản: theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Chi phí Văn phòng: văn phòng phẩm, bưu phí, thuê xe và thiết bị, khấu hao tài sản cố định, điện nước, photo, phim ảnh, xăng xe, bảo trì sửa chữa, trang thiết bị, vật dụng văn phòng: theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Hội phí viên đóng cho các tồ chức mà Hiệp hội là thành viên: theo quy định của tổ chức Hội mà Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh là thành viên.
– Chi xúc tiến thương mại: theo các chương trình, kế hoạch được duyệt.
– Đào tạo cán bộ: nghiệp vụ hoạt động hội, kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ xúc tiến thương mại: theo chế độ do Bộ Tài chính quy định.
– Chi phí giao dịch, tiếp khách, hội họp và các khoản chi hợp lý khác: nếu bằng tiền mặt từ 300.000 đến 500.000 đồng/01 khách tùy theo đối tượng; nếu mời cơm mức 300.000 đồng/người.
2. Hỗ trợ các hoạt động của Hội viên về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, khoa học kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ…: căn cứ nguồn quỹ thực tế Thường trực Hiệp hội thảo luận quyết định, sau đó báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hiệp hội.
3. Chi khác: hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa, thể thao,…: tùy theo tình hình thực tế Chủ tịch Hiệp hội quyết định.
Điều 8. Nguyên tắc chi tiêu.
Việc chi tiêu phải bảo đảm nguyên tắc hợp lý, hợp lệ, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, với quy chế tài chính, quy định chi tiêu và dự toán thu chi hàng năm của Hiệp hội.

Mục 3. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN.
Điều 9. Tài sản của Hiệp hội được mua sắm từ các nguồn thu nhập của Hiệp hội hoặc do các tổ chức, cá nhân ủng hộ. Tài sản chỉ nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động của Hiệp hội.
Điều 10. Việc quản lý vả sử dụng tài sản phải phù hợp với các quy đinh hiện hành của Nhà nước. Văn phòng Hiệp hội phải mở sổ theo dõi tài sản của Hiệp hội về số lượng và giá trị và phải được báo cáo công khai trước Đại hội và Hội nghị định kỳ. Mọi hư hỏng, mất mát tài sản phải xác định rõ nguyên nhân, nếu thuộc trách nhiệm cá nhân thì cá nhân phải đền bù theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp thuộc nguyên nhân khách quan, trình Hội nghị Hội viên xin ý kiến xử lý.
Khi giải thể, toàn bộ tài sản của Hiệp hội phải được kiểm kê, đánh giá lại và thanh lý theo quy đinh của pháp luật.

Mục 4. QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN.
Điều 11. Chủ tịch Hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp tài chính của Hiệp hội, chủ tài khoản tại các ngân hàng mà Hiệp hội gửi tiền, ký duyệt các khoản chi phí, các phiếu thu, phiếu chi và các báo cáo tài chính. Chủ tịch có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực cùng đứng tên chủ tài khoản vả ký duyệt các khoản thu chi cho hoạt động thường xuyên cùa Hiệp hội, ký các phiếu thu, phiếu chi, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán thay cho Chủ tịch. Phó Chủ tịch Thường trực chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về các nội dung thu chi đã ký.
Điều 12. Hàng năm, Văn phòng Hiệp hội xây dựng kế hoạch, lập dự toán thu – chi theo nội dung quy đinh tại mục I và mục II Quy chế này và trên nguyên tắc cân đối tài chính, phù hợp với tình hình thực tế và chương trình hoạt dộng của Hiệp hội hàng năm. Dự toán thu chi phải được Ban Chấp hành phê duyệt.
Tổng Thư ký Hiệp hội phải điều hành thu – chi theo đúng dự toán đã được duyệt. Mọi khoản thu chi ngoài dự toán phải trình Ban Chấp hành Hiệp hội phê duyệt trước khi thực hiện. Ban Chấp hành xin ý kiến các hội viên liên quan với khoản thu, chi ngoài dư toán.
Kế toán Hiệp hội có nhiệm vụ tổ chức, phân công, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, tài chính của Văn phòng; kiềm tra, theo dõi các nguồn thu chi; lập báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quy định cùa Nhà nước; kiểm tra giám sát công tác kế toán tài chính của các đơn vị trực thuộc Hiệp hội.
Điều 13. Kết thúc năm tài chính, Văn phòng Hiệp hội phải lập báo cáo quỵết toán tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Ban Kiểm tra của Hiệp hội tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất hoặc theo chuyên đề theo yêu cầu của Ban Chấp hành. Báo cáo quyết toán tài chính phải dược Ban Chấp hành phê duyệt trước khi trình Đại hội nhiệm kỳ.
Việc duyệt báo cáo quyết toán tài chính năm trước và dự toán thu chi năm sau được thực hiện trong quý 01 hàng năm.
Điều 14. Văn phòng Hiệp hội có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà nước quy định, phản ánh, ghi chép, hoạch toán, báo cáo đầy đủ. trung thực, chính xác và kịp thời mọi hoạt động của Hiệp hội.
Điều 15. Chủ tịch Hiệp hội có thể yêu cầu kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập. Việc kiểm toán có thể được thực hiện hàng năm hoặc ba năm một lần.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Các ủy viên Ban Chấp hành, Văn phòng Hội Doanh nghiệp Thái Bình và các đơn vị trực thuộc Hiệp hội chịu trách nhiêm thực hiện quy chế này.
Quy chế này có hiệu lực thi hành kề từ ngày ký và thay thế Quy chế tài chính của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì không còn phù hợp, Quy chế này sẽ được sữa đổi, bổ sung sau khi thông qua Ban Chấp hành Hiệp hội để phù hợp với các quy định mới của Nhà nước và của Hiệp hội. /.

Nơi nhận:
– TT Hiệp hội; BTV HH;
– Các ủy viên BCH, BKT;
– Các Ban chuyên môn
– Lưu VPHH.

TM. HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH
CHỦ TỊCH
(đã ký)
Đỗ Văn Vẻ